Các ý nghĩa tôn giáo khác Nữ_thần_sông_Hằng

Santanu ngăn Ganga dìm chết đứa con thứ 8 của họ, đứa trẻ sau này lớn lên và trở thành Bhishma.

Theo các cuốn kinh của đạo Hindu như Skanda Purana, nữ thần sông Hằng là mẹ nuôi của Karttikeya (Murugan)- con trai của thần ShivaParvati.

Parvati người đã tạo nên hình hài của thần voi Ganesha (con trai của Shiva và Parvati) từ những phần nhơ nhuốc của cơ thể bà; sau này thần Ganesha đã được ban cho sự sống nhờ nước thánh của thần Ganga. Do đó, Ganesha được xem như có hai bà mẹ—Pārvati và Gangā, và cũng vì thế nên được gọi là Dvaimātura và Gāngeya (con trai của Ganga).[5]

Theo truyện Devi Bhagavata Purana, thần bảo tồn Vishnu có ba vợ; họ liên tục cãi nhau; do đó, cuối cùng Vishnu chỉ giữ lại bà vợ Lakshmi, tặng Ganga cho Shiva và Saraswati cho Brahma.[6]

Theo kể lại của sử thi Hindu Mahabharata thì các vị thần Vasu, do bị Vashishta nguyền rủa nên đã xin Ganga hãy làm mẹ của họ. Ganga tái sinh và trở thành vợ vua Santanu với một điều kiện rằng không được vì bất kỳ điều gì mà Ngài có thể chất vấn các hành động của thần, bằng không thần sẽ rời bỏ Ngài. Bảy vị thần Vasu đã lần lượt được sinh ra dưới lốt những đứa con họ; thần Ganga dìm chúng xuống dòng nước của nàng để giải thoát chúng khỏi các loại hình phạt, còn vị vua thì không hề phản đối. Chỉ khi đứa trẻ thứ tám được sinh ra, nhà vua cuối cùng cũng chống lại hoàng hậu; do đó, thần Ganga đã bỏ đi. Vì thế, đứa trẻ thứ 8, tái sinh của thần Dyaus, vẫn còn sống, bị cầm tù trong vòng luân hồi, và sau này được biết tới với tái sinh của thần là Bhishma (Devavrata), người sẽ trở thành một trong những nhân vật đáng kính nhất trong sử thi Mahābhārata.